Võ thuật và âm nhạc Việt Nam chinh phục UNESCO

1

 Thứ trướng Bộ Ngoại giao – Hà Kim Ngọc và phái đoàn Việt Nam.

Mở đầu chương trình sắc màu Việt Nam chính là màn trống hội do chính các môn sinh Vovinam Việt Võ đạo thuộc hệ thống trường IVS đã chinh phục tất cả các quan khách tại sự kiện bởi những hồi trống dồn dập trong các tư thế quyền Vovinam.

2

 Các võ sĩ Vovinam Việt Võ đạo Pháp biểu diễn giới thiệu nét tinh hoa võ Việt cho quan chức UNESCO.

Với bài dân ca Bắc bộ “Mời trầu” và ví dặm “Giận mà thương”, ca sĩ Mai Lan đã khiến khán phòng của UNESCO như chùng xuống với giọng hát ngọt ngào, sâu lắng đặc thù của đồng bào Bắc và Trung bộ Việt Nam.

3

 Màn biểu diễn nhạc cụ dân tộc của các nghệ sĩ Việt Nam.

Sự phối hợp nhịp nhàng của tiếng đàn T’rưng, đàn đáy, đàn bầu và đàn tranh của các nghệ sĩ Việt Nam đã chinh phục hơn 100 quan khách quốc tế là các đại sứ và quan chức thuộc UNESCO với bài “Giai điệu quê hương”.

8

Phó Tổng Giám đốc UNESCO Xing Qu và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc tặng hoa cho ca sĩ Mai Lan và ban nhạc dân tộc.

Đặc biệt khi Đại sứ, Trưởng phái đoàn Việt Nam bên cạnh UNESCO – Lê Thị Hồng Vân giới thiệu đến các màn biểu diễn của các võ sĩ Vovinam Việt Võ đạo và Lân sư rồng đến từ Việt Nam và Pháp biểu diễn, Phó Tổng Giám đốc UNESCO Xing Qu và các đại sứ, lãnh đạo những tổ chức của UNESCO vỗ tay tán thưởng không ngớt bởi màn biểu diễn đặc sắc như Lão mai quyền, Tay không chống dao, Phản đòn căn bản cùng màn múa rồng tốc độ và nhuần nhuyễn.

4

 Phó Tổng Giám đốc UNESCO Xing Qu và các đại sứ.

Trao đổi với báo giới, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Cộng hoà Pháp – Đinh Toàn Thắng cho biết hiện nay phong trào tập luyện Vovinam Việt Võ đạo tại Pháp đã phát triển khá mạnh và có lịch sử phát triển gần 50 năm. Từ phong trào Vovinam tại Pháp do các du học sinh Việt Nam phát triển từ những năm 70 đã lan toả sang các nước châu Âu và châu Phi. Chính vì vậy, nước Pháp được xem như là điểm xuất phát đầu tiên của phong trào Vovinam lan toả ra quốc tế.

Đoàn võ thuật và lân sư rồng Việt Nam có 14 vận động viên Vovinam Việt võ đạo và lân sư rồng đến từ hệ thống trường IVS của Việt Nam và các võ sư từ Senegal và CH Pháp.

5

 Các VĐV Vovinam Việt Võ đạo IVS biểu diễn lân sư rồng tại sự kiện.

Trước đó, Đoàn Vovinam Việt Võ đạo và Lân sư rồng Việt Nam đã tham gia giảng huấn cho các học viên khoá tập huấn quốc tế tại TP. Moissy – Cramayel (ngoại ô Paris) từ ngày 03 đến 05/11/2023 và có buổi biểu diễn võ thuật – lân sư rồng quốc tế rất thành công tại Nhà thi đấu thể thao thành phố này.

Theo kế hoạch, ngày 09/11/2023 tới, các VĐV lân sư rồng và Vovinam Việt Võ đạo Việt Nam sẽ tiếp tục có buổi biểu diễn quan trọng tại Trung tâm VH Việt Nam tại Pháp. Các hoạt động giao lưu văn hoá, thể thao này nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Pháp (1973-2023).

6

 Đại sứ, Trưởng phái đoàn Việt Nam bên cạnh UNESCO – Lê Thị Hồng Vân và đoàn Vovinam và Lân sư rồng Việt Nam.

Được biết, vào năm 2013 nhân kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt – Pháp, Giải Vovinam thế giới cũng được tổ chức tại Paris, Pháp với sự tham gia của hơn 25 quốc gia và vùng lãnh thổ. Cùng dịp này, sự kiện “Ngày Vovinam tại Pháp” cũng được tổ chức tại Trung tâm VH Việt Nam số 26 Rue de Albert, Paris.

Đoàn Lân sư rồng và Vovinam Việt Võ đạo tham dự lần này do TS, Võ sư Phạm Quang Long – Chủ tịch Liên đoàn Lân sư rồng Việt Nam, Chủ tịch Hệ thống trường quốc tế IVS dẫn đầu. Cùng đi có 2 Phó Chủ tịch Liên đoàn là NSND Nguyễn Trọng Trinh và Đinh Mạnh Tường.

Nguồn: xevathethao.vn | Copy Link

Trọng Trinh (từ Paris, CH Pháp) | 11:30 07/11/2023

  • Quảng bá võ thuật – nghệ thuật múa Lân Sư Rồng Việt Nam tại châu Âu

  • Thượng tá Nguyễn Duy Hùng – PCT/TTK VBF: ‘Cùng siết chặt tay để đưa Quyền Anh đi lên’

bongda9

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *